Brandenburg Gate |
Năm 1989 không chỉ là một bước ngoặt về mặt chính trị mà cả về mặt kiến trúc, vì một câu hỏi bỗng đặt ra, nước Đức mới muốn có một gương mặt như thế nào. Thành phố đã trả lời câu hỏi này một cách mâu thuẫn nhất nhưng đồng thời cũng sáng tạo nhất chính là Berlin. Không ở đâu trên đất Đức có nhiều kiến trúc sư xuất sắc, nổi tiếng trong nước và quốc tế góp tay vào xây dựng như ở đây. Berlin đã như tái sinh bên bờ sông Spree, trong khu chính phủ, trên phố „Dưới những hàng cây bồ đề“, đặc biệt là trên Quảng trường Potsdam. Đồng thời thành phố cũng gìn giữ kỷ niệm về sự cao nhã cổ xưa như quần thể các bảo tàng, và không muốn gạt sang bên cái tội tổ tông, mà ví dụ điển hình là sự tồn tại của đài tưởng niệm các nạn nhân Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã.
Ngành kiến trúc Đức – vốn chú trọng tới chất lượng của môi trường xây dựng - đặc biệt đưa ra những chuẩn mực trong lĩnh vực sinh thái. Ví dụ năm 2007 Quỹ văn hóa xây dựng liên bang đã được thành lập, nhằm nắm sâu sát hơn nữa công tác thiết kế và xây dựng của Đức ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Cái gọi là xây dựng „sinh thái“ là một trong những phát triển có định hướng trong nền kiến trúc Đức. Đức được coi là người đi tiên phong trong kiến trúc „sinh thái“ do trình độ kỹ thuật cao. Ví dụ như khoa kiến trúc trường Đại học kỹ thuật Darmstadt đã giành chiến thắng trong cuộc thi được Bộ xây dựng Hoa Kỳ tung hô khắp thế giới mang tên „Solar Decathlon“. Hay một đại diện xuất sắc của kiến trúc bền vững là Stefan Behnisch, người trước hết cũng rất thành công ở Hoa Kỳ với những thiết kế xây dựng sinh thái của mình.
Nền kiến trúc của Berlin |
Nền kiến trúc đương đại Đức hầu như không còn có thể ngăn cách với quốc tế và chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh phát triển kiến trúc thế giới. Hiện đang có nhiều trào lưu du lịch khác nhau: một trường phái biểu hiện mới đã phát triển nhờ việc tăng cường sử dụng máy tính trong giai đoạn thiết kế. Và thế là xuất hiện những công trình kiến trúc giàu tính điêu khắc mang đậm dấu ấn cá nhân với cách thể hiện đầy tính nghệ sĩ. Ví dụ ở Đức có công trình mở rộng Bảo tàng Do Thái của Daniel Liebeskind, nóc hình cầu nhà quốc hội Đức của Norman Foster những công trình của Frank O. Gehrys ở cái gọi là cảng truyền thông ở Düsseldorf.
Trào lưu song song với thế giới cấu trúc phong phú này là trường phái tối thiểu. Với những công trình được thiết kế trong ngôn ngữ cấu trúc được giảm thiểu một cách có ý thức của mình, trường phái này kế thừa truyền thống của trường phái Bauhaus, như ta có thể thấy ở công trình Nhà Triển lãm Mỹ Thuật Quốc gia Mới của Mies van der Rohe. Các ví dụ về trường phái chức năng định hướng kỹ thuật là Nhà Ga Berlin mới (Meinhard von Gerkan), về trường phái tối thiểu là trụ sở mới của Bộ Ngoại giao ở Werderschen Markt (Müller und Reimann). Ngay những kiến trúc sư „truyền thống“ như Hans Kollhoff, hay Paul Kahlfeldt, những người thử đưa ra một phong cách thể hiện tính truyền thống và kế thừa trong thiết kế cũng khá đông đảo ở Berlin.
Rathaus- Berlin |
Rathaus - Berlin Bảo tàng kiến trúc Đức tại Frankfurt dành cho những người quan tâm một cuộc triển lãm dài ngày phong phú, cho ta những cách nhìn khác lạ liên quan đến nền kiến trúc đương đại, lịch sử kiến trúc và quy hoạch đô thị. Từ ngày 7. 6. đến ngày 9. 11. 2008 khách tham quan cũng có thể xem tại triển lãm những công trình thiết kế của Đức tham gia Liên hoan kiến trúc quốc tế lần thứ 7 diễn ra ở Sao Paulo, Braxin, năm 2007. Triển lãm „Ready for Take-off“ (Sẵn sàng cất cánh) giới thiệu thế hệ kiến trúc sư mới của Đức đang ở vạch xuất phát, những người muốn thành công trên trường kiến trúc quốc tế với những dự án và công trình cách tân của mình.
(Nguồn: Du học CHD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét